Môi trường kênh phân phối Phân_phối_(tiếp_thị)

Môi trường bên ngoài

  • Kinh tế
    • Lạm phát: tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng tích/tiêu cực đến kênh phân phối, tùy vào vị t rí và sức mạnh của nền kinh tế, giảm/lạm phát sẽ tác động đến hệ thống kênh phân phối khác nhau. Thông thường, khi xét trên diện tiêu cực, việc lạm phát sẽ khiến đồng tiền mất giá, các sản phẩm, dịch vụ phân phối trở nên đắt đó, do đó, yêu cầu việc cải thiện kênh, tái cấu trúc kênh sẽ được các nhà quản trị lưu ý.
    • Khủng hoảng kinh tế: kinh tế suy giảm dẫn đến sức mua và khả năng tài chính thị trường cũng như của bản thân doanh nghiệp giảm, tác động tiêu cực đến hệ thống phân phối.
    • Suy giảm nguồn lực: nguồn lực của công ty, doanh nghiệp giảm như nhân lực, tài lực, khí lức.
  • Văn hóa - Xã hội
    • Pháp luật: môi trường pháp luật tác động đến hệ thống phân phối nhằm chống lại các hiện tượng phân phối tiêu cực như độc quyền, phân quyền giá..., bên cạnh đó nền tảng pháp luật cũng là hệ thống giúp các doanh nghiệp, nhà phân phối hoạt động có tổ chức và an toàn hơn.
    • CNTT: sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại như telemarketing, teleshoping, internet shoping

Môi trường bên trong

  • Sự hợp tác giữa các thành viên: các thành trong kênh cần hợp tác với nhau để chia sẻ nguồn lực, nguồn lợi cũng như cùng phát triển để đạt mục tiêu phân phối chung của cả hệ thống phân phối. Sự hợp tác của các thành viên nhằm phân định rõ vị trí địa lý, lợi nhuận, cùng thực hiện, triển khai chương trình khuyến mãi của công ty và để cùng khai thác tốt cơ sở vật chất, vị thế của toàn hệ thống phân phối.
  • Sức mạnh thành viên trong kênh: các thành viên trong kênh phân phối đều có mong muốn "điều khiển" những thành viên khác, do đó tùy vào nguồn lực của riêng họ, họ có thể áp dụng để tiết chế các thành viên khác trong kênh. Một số sức mạnh mà các thành viên có thể có như.
    • Sức mạnh tài chính - khen thưởng.
    • Sức mạnh áp đặt.
    • Sức mạnh hợp pháp.
    • Sức mạnh thừa nhận.
    • Sức mạnh chuyên môn.
  • Cạnh tranh giữa các cấp thành viên: việc cạnh tranh sẽ sảy ra giữa các thành viên trong kênh là đều tất yếu nếu các thành viên là những doanh nghiệp độc lập với nhau.
  • Mâu thuẫn: mâu thuẫn sẽ nảy sinh khi trong hệ thống kênh, các thành viên không thể thỏa thuận hoặc lợi ích của nhau bị chèn ép. Các mâu thuẫn thường thấy trong kênh phân phối.
    • Mâu thuẫn về vị trí, vai trò trong kênh không hợp lý.
    • Mâu thuẫn về nguồn lực không phân bổ đều.
    • Mâu thuẫn sảy ra khi thiếu thốn về nhận thức thông tin lẫn nhau.
    • Mâu thuẫn do đối phương không thực hiện theo mong muốn.
    • Mâu thuẫn do phạm vi ra quyết định khác nhau.
    • Mâu thuẫn do không cùng mục đích hoạt động chung.
    • Mâu thuẫn do thông tin cung cấp sai lệch hoặc dấu giếm thông tin.